You are here

Nghề nuôi chim trĩ tại xã Giao Tiến

Do lợi nhuận thu về cao hơn so với vốn bỏ ra nên một số gia đình mua giống, tự gây dựng đàn, bán chim trĩ thương phẩm. 

Gia đình bà Vũ Thị Lành ở xóm 7 xã Giao Tiến huyện Giao Thủy có 4 dãy chuồng trại nuôi hơn 100 cặp chim bố mẹ trĩ đỏ và trĩ xanh thuần chủng, hơn 1.000 chim trĩ thịt thương phẩm. Hiện tại, gia đình bà thường xuyên cung ứng cho thị trường mỗi tháng hơn 150 cặp chim giống bố mẹ; 600- 800 chim trĩ đỏ, xanh giống với giá từ 150- 170 nghìn đồng/con tuỳ thời điểm.

Ưu điểm của chim trĩ là ăn ít, sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà và cho giá trị kinh tế lớn. Với chi phí thức ăn khoảng 75 nghìn đồng từ lúc bóc trứng đến lúc trưởng thành, chỉ bằng 1/5 so với nuôi một con gà, giá trị kinh tế lại cao hơn nhiều so với nuôi gà. Nếu chim trĩ xanh đẹp thuần chủng có thể bán làm cảnh với giá khoảng 2,7 triệu đồng/đôi. Còn chim thịt bán cho nhà hàng giá từ 400 đến 450 nghìn đồng/kg. Giá bán chim trĩ đỏ thường thấp giá hơn chim trĩ xanh từ 200 đến 300 nghìn đồng/con. Với đàn chim 80 con mái, mỗi năm đẻ khoảng 8.000 quả trứng, tỷ lệ ấp nở thành công được 80%, trung bình 1 năm gia đình bà Lành xuất bán trên 6 nghìn con chim trĩ giống 1 tháng tuổi.

Do lợi nhuận thu về cao hơn so với vốn bỏ ra nên ngoài gia đình bà Lành, tại xã Giao Tiến đã có một số gia đình mua giống, tự gây dựng đàn, bán chim trĩ thương phẩm. Hiện tại, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến mô hình nuôi chim trĩ bởi những ưu điểm riêng. Bên cạnh sự chủ động tìm hướng sản xuất mới, người dân Giao Tiến cũng mong muốn nhận thêm sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành về vốn, kỹ thuật nuôi, để mô hình nuôi chim trĩ thực sự mang lại hiệu quả trên diện rộng./.

                                                            

 T/h: Tuấn Việt



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE