You are here

Hội nghị triển khai khẩn cấp các biện pháp hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh lùn sọc đen trên lúa Mùa 2018

Theo báo cáo của ngành NN&PTNT cho thấy, hiện nay Nam Định là tỉnh có tỷ lệ các mẫu rầy dương tính với virut lùn sọc đen cao nhất trong số các tỉnh có mẫu gửi test. Qua điều tra trên đồng ruộng, nguồn rầy lưng trắng trên lúa chét, mạ đặc sản khá cao, tương đương với vụ Mùa năm 2017, mật độ trung bình từ 0,2 đến 0,3 con/m2, nơi cao từ 3 đến 4 con/m2, chủ yếu là rầy trưởng thành. Ngành NN&PTNT nhận định, nguy cơ tiếp tục bùng phát dịch bệnh lùn sọc đen trên lúa Mùa 2018 là rất cao. Trong khi, việc thực hiện xử lý hạt giống và phun tiễn chân mạ để ngăn chặn rầy lan truyền và gây hại tại các địa phương còn rất hạn chế, mới chỉ đạt 25% so với diện tích mạ đã gieo.

Khẳng định tại Nam Định đang hội tụ đầy đủ các yếu tố về nguồn bệnh, điều kiện thời tiết, giống lúa có nguy cơ bùng phát bệnh lùn sọc đen trên lúa Mùa 2018, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, từ 1 đến 2 ngày tới, Ngành NN&PTNT cùng các địa phương phải quyết liệt trong phòng trừ rầy như phòng chống bão.

Về cách thức tổ chức thực hiện, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương học tập kinh nghiệm của huyện Trực Ninh trong việc hỗ trợ người dân thuốc và căn cứ tuổi mạ tổ chức phun tập trung trừ rầy cho 100% diện tích. Đối với những diện tích lúa gieo sạ, hướng dẫn các hộ dân tự tổ chức phun 100% diện tích khi lúa được 1 lá. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý các địa phương trong việc trừ rầy tại các ruộng lúa chét, ruộng bỏ hoang.

Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo kết quả việc xử lý mạ về UBND tỉnh trước 16h hàng ngày./.

T/h: Phạm Tuân



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE