You are here

Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh từ nay đến năm 2020.

Tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuê đất, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường…

Hiện nay, tỉnh đã lập quy hoạch phát triển các sản phẩm thịt lợn mảnh, lợn sữa, thịt và trứng gia cầm. Theo đó, hình thành 139 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã thuần nông, trừ các xã, thị trấn có làng nghề, tập trung nhiều nhất ở huyện Hải Hậu với 28 xã. Mỗi vùng sẽ có từ 1 đến 2 trang trại hạt nhân làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng con giống, bao tiêu sản phẩm. Tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuê đất, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường…

 

Trong thời gian tới, Nam Định đặt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tổng đàn lợn từ 730.000 lên 850.000 con, đàn gia cầm từ 7,2 triệu lên 9 triệu con và ổn định đàn trâu bò khoảng 42.000 con, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững và ngày càng gia tăng hiệu quả kinh tế./.

 

T/h: Phạm Tuân



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE