You are here

Khẳng định vai trò của truyền thông báo chí trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Ngày 16.6, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí, hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu khai mạc tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Phổ  biến, giáo dục pháp luật, Bộ  Tư  pháp  Lê Vệ Quốc đã chia sẻ về việc tìm kiếm những giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức phổ  biến, tuyên truyền pháp luật. Đồng thời, khẳng định nếu không có các cơ quan thông tấn báo chí thì chắc chắn công tác phổ biến pháp luật đến với người dân không bao giờ đạt được mục đích cuối cùng. 

Vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, tuyên truyền pháp  luật đã được ghi  nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407, ngày 30.3.2022 phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

Việc ban hành đề án có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, phù hợp với Chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quan sát, dân thụ hưởng”. Cũng theo Quyết định này, báo chí có vai trò rất quan trọng, là kênh thông tin chủ lực, nòng cốt thực hiện truyền thông chính sách phổ  biến, tuyên truyền pháp luật  đến với xã hội nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm”.

Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trên báo chí; đề xuất các loại hình, sản phẩm truyền thông, phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan báo chí để hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam; phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong thực hiện truyền thông dự thảo chính sách pháp luật.

Hương - Linh



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE