You are here

Tổng thống Putin sẽ thực sự "nghỉ hưu" sau năm 2024?

Tổng thống Putin từng khẳng định sẽ không tiếp tục nắm quyền tại Điện Kremlin sau năm 2024, tuy nhiên,thực tế liệu có phải như vậy và một nước Nga không Putin sẽ ra sao trước sức ép từ Mỹ và phương Tây?

Thời gian gần đây, câu hỏi “ai sẽ là người kế vị của Tổng thống Putin” đang thu hút sự quan tâm chú ý của người dân Nga và cộng đồng quốc tế. Tổng thống Putin đã khẳng định, trong bất kỳ trường hợp nào ông cũng sẽ không tìm kiếm biện pháp tiếp tục nắm quyền Điện Kremlin sau năm 2024.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, Nga không chỉ tránh được khủng hoảng bị chia rẽ mà ảnh hưởng quốc tế của Nga cũng đang tăng lên từng ngày. Hiện, vấn đề đặt ra cho nước Nga đó là làm sao để thúc đẩy phát triển nền kinh tế đồng thời phá vỡ thế bao vây cấm vận của Mỹ và NATO, đây cũng là hai vấn đề “đau đầu” của Tổng thống Putin.

Tổng thống Putin là người thực sự đã lấy lại được vinh quanh cho "đế chế Đỏ". Nguồn: Sohu

Vậy một nước Nga khi không có ông Putin sẽ ra sao, hàng loạt kế hoạch của ông còn đang “dang dở”, giới phân tích đặt ra nghi vấn, liệu tuyên bố không nắm quyền sau năm 2024 của Tổng thống Putin có phải là ý định thực sự hay chỉ là một kế “nghi binh” để “đánh lạc hướng” các đối thủ của ông?

Trên thực tế, Tổng thống Putin đang phải đối mặt với hai thách thức "cực kỳ nghiêm trọng" trong thời gian tới, bao gồm sự cạnh tranh của lực lượng đối lập trong nước và sức ép của Mỹ. Trong nước, cuối tháng 12/2019, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov tuyên bố, trong năm 2020 các lực lượng cánh tả của Nga sẽ sáp nhập với nhau để tiến hành tranh cử Tổng thống vào năm 2024.

Theo đó, lực lượng này sẽ đề ra một cương lĩnh hoạt động mới, đồng thời sẽ đề xuất một danh sách chính phủ mới có thể “đại diện cho lợi ích của Nga và xứng đáng với sự tin tưởng của người dân Nga”. Danh sách chính phủ mới này đang làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga. Ông Zyuganov tin rằng, cuộc bầu cử Nga có thể sẽ được tổ chức sớm trước thời hạn, vì vậy Đảng Cộng sản Nga và các lực lượng cánh tả phải nhanh chóng có những công tác chuẩn bị.

Hiện, 2 “cự đầu” trong giới chính trị Nga đó là ông Pavel Gridinin Grudinin - ứng viên Tổng thống Nga năm 2018 (đang được sự ủng hộ của lực lượng đối lập cánh tả, trong đó có Mặt trận cánh tả và Đảng Cộng sản LB Nga) và Sergej Udalzow - lãnh đạo lực lượng cánh tả của Nga đều ủng hộ Chiến lược hướng Tây (hay còn gọi là chiến lược “rẽ trái”) và cho rằng “chiến lược này của lực lượng đối lập cánh tả là giải pháp tốt nhất để giúp Nga thoát khỏi tình trạng kinh tế khó khăn và có lẽ đây là cách duy nhất”.

Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Tổng thống Putin khi mà trên thực tế sau khi tái thiết lại nền kinh tế của Nga, chiến lược hướng Đông (hướng đến châu Á) của Tổng thống Putin đề ra từ năm 2010 được thực hiện tương đối hạn chế và đang dần chuyển hướng “lệch tây”.

Những năm qua, Nga đã gia tăng sự hiện diện ở Trung Đông, động thái này đã giành được rất nhiều cơ hội cho Nga. Nhiều thị trường dầu mỏ vốn thuộc về Iran đã nhanh chóng được chuyển giao” cho Nga; các cảng và căn cứ “đắc địa” ở khu vực này đều lần lượt có sự hiện diện của Nga. Đây là tiền đề quan trọng để Nga phát triển nền kinh tế vốn đang chịu nhiều áp lực từ các lệnh cấm vận của phương Tây. Tuy nhiên, điều này lại trở thành “cái cớ” để lực lượng đối lập ở Nga “công kích” chiến lược của Tổng thống Putin và “ca ngợi” chiến lược của lực lượng này.

Ngoài nước, theo báo cáo của RIA Novosti hôm 26/12, Quân đội Mỹ đang xây dựng một kế hoạch “bí ẩn” nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Nga từ năm 2020. Mặc dù chưa xác định được cụ thể kế hoạch này, nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ âm thầm hỗ trợ lực lượng đối lập ở Nga tiến hành tranh cử.

Cùng với đó, Mỹ cũng sẽ gia tăng sức ép lên Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga vừa để tranh giành thị phần nguồn cung khí đốt ở châu Âu và kìm hãm đà phát triển của kinh tế Nga thông qua dự án này, vừa gia tăng áp lực chính trị lên Tổng thống Putin trước sức ép từ trong nước. Không chỉ vậy, trong năm 2020 Mỹ sẽ tiến hành đợt điều chuyển lực lượng với quy mô lớn nhất trong lịch sử ở châu Âu để tăng cường thách thức Nga.

Theo Infonet.vn



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE