You are here

Tỉnh táo, nhận diện đúng các luận điệu xuyên tạc về đổi mới chính trị - xã hội ở Việt Nam

Hơn 36 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước phát triển mạnh mẽ, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt.

Thế nhưng, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, bất mãn vẫn cố tình phủ nhận những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, nhất là đổi mới trên lĩnh vực chính trị, xã hội. Họ ra sức xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

Thủ đoạn tinh vi, khó lường  

Về chính trị: Trước hết, họ tập trung phê phán, xuyên tạc, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước, họ cho rằng, đó là “chế độ đảng trị”, độc tài, mất dân chủ. Họ còn lợi dụng cụm từ “dưới sự lãnh đạo của Đảng” để xuyên tạc rằng, đó là bằng chứng của vấn đề “Đảng đứng trên luật pháp”, “quyền lực xã hội tập trung vào một số ít cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản”, “Đảng bao biện làm thay Nhà nước”... Vấn đề Nhà nước, họ xuyên tạc rằng: “Nói là Nhà nước pháp quyền, nhưng trên thực tế, luật pháp không được tôn trọng...”; “hệ thống tổ chức, bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả”... Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, họ cho rằng: “Hoạt động chỉ là hình thức, kém hiệu quả”... Vấn đề xã hội, họ cho rằng: "Mất dân chủ, vi phạm nhân quyền...". 

Nhận diện những vấn đề trên là một hoạt động khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, các đối tượng thường sử dụng internet, mạng xã hội Facebook, YouTube, Twitter, Zalo... và các phương tiện truyền thông khác như các đài phát thanh, truyền hình VOA, RFA, BBC, RFI... để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, khó lường. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm nhất mà họ thường sử dụng, đó là mượn các thông tin, sự kiện có thật đã xảy ra, được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hay được phát tán thông qua mạng xã hội để lồng ghép, biên tập, sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Sau đó, thông qua các hình thức tán phát, như bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận, ý kiến chuyên gia, người trong cuộc, ngoài cuộc... để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bóp méo sự thật. Cuối cùng, thông qua sự tương tác, bình luận (comment), ý kiến người đọc, người xem để định hướng dư luận theo ý đồ của họ. Với những thủ đoạn tinh vi, dàn dựng khá bài bản, có thể họ đã lừa phỉnh được một số người còn thiếu thông tin, nhận thức hạn chế, phiến diện. Thậm chí, có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên còn mơ hồ, dao động, đã cố tình hoặc vô ý cổ xúy, tiếp sức cho các luận điệu sai trái, phản động, biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE