You are here

Khả năng thế giới đối mặt với tình trạng dư thừa vaccine ngừa COVID-19

Tuy việc phổ biến mũi tiêm tăng cường có thể duy trì nhu cầu đối với vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới, nhưng tình trạng khan hiếm vaccine kéo dài suốt năm 2021 đã không còn. Ngược lại, khả năng dư thừa vaccine ngừa COVID-19 là rất cao. Theo công ty phân tích Airfinity, hơn 9 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 có thể được sản xuất trong năm 2022, nhưng nhu cầu sẽ giảm ở trong mức từ 2,2 - 4,4 tỷ liều/năm kể từ năm 2023.

Hơn 11 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn thế giới, trong đó tỷ lệ tiêm đang tăng tại các nước nghèo với độ bao phủ vaccine thấp. Sau khi giải quyết tình trạng thiếu vaccine trầm trọng trong năm 2021, sáng kiến tiếp cận vaccine COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành hồi tháng 1 cho biết, lượng vaccine dự trữ hiện nay đã vượt so với nhu cầu. Việc phân phối vaccine, mức độ hiệu quả và thái độ hoài nghi với vaccine là những thách thức chính trong quá trình triển khai tiêm vaccine ở những nơi như châu Phi.

Xu hướng này ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các công ty dược phẩm lớn nhất như Pfizer và AstraZeneca. Trong khi đó, các công ty sản xuất địa phương như ở Ấn Độ hay Indonesia sau nỗ lực tự cung vaccine giờ cũng phải đối mặt với sản lượng dư thừa. Giá trị cổ phiếu của các công ty tên tuổi nhờ phát triển các loại vaccine ngừa COVID-19 cũng lao dốc trong bối cảnh các biện pháp chống dịch trên thế giới cũng dần được nới lỏng.

Lý giải về tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây bệnh nặng và vaccine không thể ngăn ngừa nhiễm bệnh mà chỉ có thể ngăn bệnh chuyển nặng là một trong những lý do khiến nhu cầu về vaccine giảm.

Ngoài ra, mặc dù các chính phủ vẫn đẩy mạnh tiêm các mũi tăng cường cho người dân nhưng sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà sản xuất vào thị trường vaccine đang khiến sản lượng dồi dào.



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE