You are here

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021.

Tại điểm cầu Hà Nội, dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam – Ủy viên Ban chấp hành  TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban chấp hành  TW Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành TW.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Nam Định có đồng chí Trần Lê Đoài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích trong lĩnh vực lao động, người có công  và xã hội mà ngành LĐ-TB&XH đạt được trong năm 2020 và giai đoạn 2015 - 2020, trong đó phải kể đến những hoạt động giảm nghèo, thực hiện chính sách người có công, an sinh xã hội, việc làm và đào tạo nghề trong điều kiện đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chỉ rõ một số tồn tại hạn chế của năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: năm 2021, ngành LĐ-TB&XH cần tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có công với cách mạng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, đa dạng, thống nhất, huy động sự chung tay của toàn xã hội; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0; đẩy mạnh phát triển kỹ năng nghề theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa, hội nhập quốc tế theo khung kỹ năng nghề quốc gia gắn với báo cáo nhu cầu thị trường và phát triển bền vững; tập trung tốt nhất việc đón Tết cổ truyền dân tộc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đề nghị các cơ quan, địa phương đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt phải chăm lo Tết thật tốt cho các đối tượng người nghèo, người cô đơn, người có công với cách mạng.

5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô nguồn nhân lực được mở rộng, lực lượng lao động tiếp tục tăng từ 54,2 triệu người năm 2015 lên 54,6 triệu người năm 2020; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51,6% năm 2015 lên khoảng 64,5% năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam trong nhóm phát triển cao, đứng thứ 110/189 quốc gia, thứ 2 khu vực Đông Nam Á; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đời sống người có công được nâng lên; phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được đẩy mạnh; đến nay 99,7% hộ gia đình người  có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; không còn hộ người có công trong diện hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm nhanh, từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% vào cuối năm 2020. An sinh xã hội được tăng cường, thu nhập của người lao động được cải thiện, độ bao phủ của BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không ngừng được mở rộng; bình đẳng giới được thực hiện có hiệu quả; công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm, công tác phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường. Các kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, kiểm soát và đảm bảo trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội./.

T/h: Lê Hải



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE