You are here

Thể thao Việt Nam: Xã hội hóa phải mạnh

Ủy ban Olympic Việt Nam khóa 5 (2016-2020) đã ra mắt với những, con người mới. Có thể thấy, 81 thành viên Ban chấp hành trong nhiệm kỳ 5 của Ủy ban Olympic Việt Nam sẽ là những người chung sức đưa con thuyền Olympic Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Tất nhiên, câu chuyện xã hội hóa tìm thêm nguồn lực rất được chú trọng...

Trong các chức danh chủ chốt của Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ 5 này, một số cá nhân có liên quan tới lĩnh vực kinh tế đã góp mặt. Có thể kể ra như Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Đồng Tiến, Chủ tịch HĐQT tổng công ty hàng không Việt Nam Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh golf Long Thành Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty Động Lực Lê Văn Thành.... Dễ hiểu, Ủy ban Olympic Việt Nam là tổ chức hiệp hội xã hội luôn cần nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động mạnh mẽ nhất. Với những cá nhân chuyên về lĩnh vực kinh tế như trên, hẳn nhiên kinh nghiệm và mối quan hệ trong các hoạt động cho Ủy ban Olympic Việt Nam sẽ được lợi.

Tân Chủ tịch UB Olympic Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Thiện (phải) cũng là người đứng đầu ngành VH-TT-DL.

 

Ở nhiệm kỳ cũ, Ủy ban Olympic Việt Nam trong 5 năm hoạt động đã huy động được tài trợ từ gần 50 nhà tài trợ lớn nhỏ và thu được các hiện vật cũng như dụng cụ, trang thiết bị thể thao, thực phẩm dinh dưỡng... với tổng trị giá 32 tỷ đồng. Con số nhìn vào là chưa nhiều và công tác đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa ở nhiệm kỳ 5 được ban chấp hành yêu cầu tăng cường mạnh mẽ hơn. Chia sẻ tại Đại hội, Phó giám đốc Sở

VH-TT TPHCM Mai Bá Hùng cho biết: “Vai trò tìm hướng xã hội hóa của Ủy ban Olympic Việt Nam phải đẩy mạnh hơn. Công tác thực hiện vẫn còn thiếu và chưa hiệu quả dù thực tế, qua SEA Games 2015, Olympic 2016, Paralympic 2016... thể thao Việt Nam có các VĐV nổi tiếng như Ánh Viên (bơi), Xuân Vinh (bắn súng), Lê Văn Công (cử tạ khuyết tật) đạt thành tích và được nhiều thương hiệu quan tâm. Tuy vậy, Ủy ban Olympic Việt Nam chưa phải người tạo hiệu ứng truyền thông mà những đơn vị khác cùng một số tờ báo làm điều ấy hiệu quả hơn...”. Về điều này, tân Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định, tìm nguồn lực xã hội hóa bền vững hiệu quả thì việc thực hiện các công tác sẽ đạt kết quả tốt nhất. Kết thúc năm 2016, số dư tài chính của Ủy ban Olympic Việt Nam là hơn 17,9 tỷ đồng. “Nguồn kinh phí hoạt động hiện nay của Ủy ban Olympic Việt Nam tăng nhiều hơn là do kết quả vận động tài trợ và khai thác hiệu quả các chương trình hoạt động do IOC, OCA, OS đề xuất” – báo cáo của Ủy ban Olympic Việt Nam do chánh văn phòng Lý Đức Tú thông báo.

Mục tiêu ra sao?

Nhiệm vụ được lãnh đạo Ủy ban Olympic Việt Nam đưa ra tại nhiệm kỳ 5 đề cao công tác chuẩn bị tham dự các đại hội thể thao quốc tế tới năm 2020. Rất nhiều chương trình được nhắm tới như SEA Games 2017, 2019 hay Asian Games 2018, Olympic 2020, Paralympic 2020... Còn nhớ tại Đại hội nhiệm kỳ của Ủy ban Olympic Việt Nam khóa 4, mục tiêu hướng tới Olympic 2016 của thể thao Việt Nam rất rõ đó là đạt huy chương và phấn đấu giành HCV. Kết quả, chúng ta đã có 1 HCV, 1 HCB của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và 1 HCV của lực sĩ thể thao người khuyết tật Lê Văn Công. Trong danh sách 20 cá nhân giữ vai trò chủ chốt của Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ 5, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh có tên và là Trưởng ban VĐV. Ông Hoàng Vĩnh Giang tiếp tục được bầu giữ vai trò Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn còn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn là Trưởng ban Thể thao thành tích cao.

 

Theo SGGP



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE