You are here

Nga bắt đầu trút cơn cuồng nộ, Mỹ hứng đòn choáng váng đầu tiên

Sau khi hứng “đòn đánh hội đồng” bất ngờ từ hàng chục nước phương Tây hồi đầu tuần, Nga đã bình tình chờ đến ngày hôm qua (29/3) để bắt đầu trút cơn cuồng nộ và Mỹ là nước đầu tiên phải đối mặt với “cơn thịnh nộ” này.

Lãnh sự quán Mỹ bị Nga đóng cửa

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua thông báo, Nga sẽ trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố St. Petersburg để trả đũa cho đòn trừng phạt tương tự mà Mỹ vừa tiến hành cùng rất nhiều đồng minh phương Tây.

Đại sứ Mỹ tại thủ đô Moscow – ông Jon Huntsman đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Nga và được thông báo về tin trả đũa trên từ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, ông Lavrov cho biết tại một cuộc họp báo diễn ra sau cuộc họp với đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria Staffan De Mistura.

Các nhà ngoại giao Mỹ nhận được lệnh trục xuất sẽ phải rời nước Nga trước này 5/4. “Biện pháp là tương ứng… Chúng bao gồm biện pháp trục xuất số lượng tương đương các nhà ngoại giao và cũng bao gồm cả quyết định rút lại thỏa thuận cho phép Tổng Lãnh sự Mỹ hoạt động ở St. Petersburg”, Ngoại trưởng Lavrov giải thích. Đây là đòn đáp trả đầu tiên của Nga trước “cuộc tấn công” ngoại giao lớn chưa từng có nhằm vào các nhà ngoại giao Nga của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung vì vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.

Ông Lavrov nói rõ, 58 nhà ngoại giao Mỹ sẽ phải rời khỏi Đại sứ quán Nga tại thủ đô Moscow và 2 nhà ngoại giao khác rời khỏi Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Ekaterinburg trước ngày 5/4. Về phía Tổng Lãnh sự Mỹ ở St. Petersburg, người Mỹ phải rút khỏi khu vực này trong vòng 2 ngày.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga tiếp tục tuyên bố, Nga sẽ không chỉ tung đòn trả đũa tương xứng với các bước đi của phương Tây sau khi xảy ra vụ đầu độc ông Skripal mà Nga bị đổ lỗi một cách vô căn cứ mà sẽ ra đòn “mạnh mẽ hơn thế”. Theo lời giải thích của ông Lavrov, các biện pháp đáp trả của Nga sẽ có ảnh hưởng đến tất cả các nước đưa ra quyết định trục xuất nhà ngoại giao Nga trong “đòn đánh hội đồng” vừa rồi.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Nga sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học trong một nỗ lực nhằm khởi động tiến trình đối thoại và tìm kiếm sự thật quanh vụ cựu điệp viên hai mang của Nga bị đầu độc trên lãnh thổ Anh.

Phản ứng của Mỹ

Ngay sau khi nhận được thông báo về đòn trừng phạt của Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết, nước này đang cân nhắc đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt Nga nhằm trã đũa việc Moscow trục xuất 60 nhà ngoại giao của họ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, “không có lý do gì” để Nga đáp trả và rằng Nga không nên hành động “như mình là một nạn nhân".

"Không có lý do gì để Nga đáp trả chúng tôi. Các biện pháp của chúng tôi được thực hiện đơn thuần chỉ vì lý do có cuộc tấn công vào nước Anh”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert đã nói như vậy.

Những diễn biến trên cho thấy, quan hệ Nga-Mỹ tiếp tục rơi xuống một cấp độ thấp nữa trong bối cảnh nó đã rơi vào khủng hoảng trong suốt thời gian qua.

Nga và Anh nói riêng và Nga với phương Tây nói chung đang rơi vào một đối đầu căng thẳng sau khi hồi đầu tháng này đã xảy ra một vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh ở Salisbury, cách thủ đô London khoảng 154km. Nạn nhân của vụ đầu độc là cựu điệp viên hai mang của Nga - ông Sergei Skripal và con gái ông này. Ông Skripal và con gái được tìm thấy bất tỉnh nhân sự trên một chiếc ghế đá ngoài công viên vì bị đầu độc bằng chất độc thần kinh. Ông Skripal từng làm việc cho một cơ quan tình báo quân sự của Nga và sau đó là Bộ Ngoại giao Nga. Ông này bị bắt ở Moscow năm 2004 và đã thú nhận bị cơ quan tình báo Anh lôi kéo làm việc cho họ gần 10 năm trước. Ông này bị kết án 13 năm tù vào năm 2006, nhưng đã được tha tội như một phần của kế hoạch trao đổi điệp viên giữa Mỹ và Nga.

Anh và các đồng minh phương Tây nhanh chóng đổ lỗi vụ đầu độc trên cho Nga dựa trên căn cứ chất độc được sử dụng trong vụ đầu độc là Novichok - một loại chất độc thần kinh cấp độ quân sự được Liên Xô phát triển vào những năm 1970.

Bất chấp lời bác bỏ của Nga và cả lời đề nghị bắt tay điều tra chung vụ đầu độc cựu điệp viên Nga của chính quyền Tổng thống Putin, Anh đã lôi kéo, tập hợp được một liên minh hùng hậu gồm hàng chục nước tiến hành đòn trừng phạt Nga bằng cách trục xuất hơn 150 các nhà ngoại giao Nga ra khỏi đất nước của họ. Trong đó, Mỹ là nước ra đòn mạnh nhất khi trục xuất đến 60 nhà ngoại giao Nga.

Theo VnMedia



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE