You are here

Doanh nghiệp khó khăn được hỗ trợ kinh phí duy trì việc làm cho người lao động

Doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ được hỗ trợ kinh phí để đào tạo, nâng cao tay nghề để duy trì việc làm cho NLĐ với những điều kiện nhất định

Bạn đọc số điện thoại 01279631XXX gọi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói trường hợp công ty gặp khó khăn thì sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) đúng không? 

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 3, Nghị định 28/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Việc làm quy định: NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ quy định tại khoản 1, điều 47 Luật Việc làm khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đóng đủ BHTN theo quy định tại khoản 2 điều 44 Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ nếu người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã đóng BHTN của tháng đó.

2. Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi NSDLĐ bị thiệt hại.

3. Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.

4. Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đây là quy định có tính chất rang buộc điều kiện. Bạn nên liên hệ với Sở LĐTB&XH nơi Cty đóng trụ sở để được hướng dẫn cụ thể

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

 

Theo Báo Lao Động



Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thời tiết

LIÊN KẾT WEBSITE